Một số sắc thái văn hóa nông nghiệp của người Việt cổ vẫn còn được lưu giữ tại các thôn Bích Đại và Đồng Vệ của xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Cho đến nay, một số sắc thái văn hóa nông nghiệp của người Việt cổ như hội diễn “Trâu rơm, bò rạ” với điểm nhấn là những con “trâu rơm”, “bò rạ” vẫn còn được lưu giữ tại các thôn Bích Đại và Đồng Vệ của xã Đại Đồng (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Tương truyền, sau khi dẹp xong giặc Ân, Đinh Thiên Tích (vị tướng tài Đinh Thiên Tích – thời Hùng Vương thứ 6) đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. Khi đất nước thái bình, ngài đã dạy dân làm “Sĩ – nông – công – thương”.Sau khi được phục dựng lại từ năm 1996, lễ hội “Trâu rơm, bò rạ” được tổ chức hằng năm (vào mùng 4 và 5 Tết Nguyên đán tại đình Đồng Vệ) để tưởng nhớ công lao to lớn của tướng công Đinh Thiên Tích và thể hiện mong ước mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, gia súc không ngừng sinh sôi nảy nở.
Lễ hội trình diễn cảnh xuống đồng tổ chức ngay tại sân đình, nam nữ đóng giả lẫn nhau, người đóng giả trâu, bò (khoác áo bằng rơm), người vác cày, kẻ tung trấu xuống đồng. Mọi người tham gia các vai diễn với những đạo cụ đặc trưng trong tiếng trống, chiêng rộn rã cùng các làn điệu chèo, xoan, xẩm.
Múa trình diễn trâu rơm bò rạ là trò trình trong lễ hội đã có từ lâu đời ở xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc – một vùng đất cổ thuộc châu thổ sông Hồng có lịch sử ngàn năm văn hiến.
Những con trâu rơm, bò rạ được người dân hai làng rước đến sân miếu Đại Đồng từ sớm để chuẩn bị cho hội diễn.
Rơm rạ được chuẩn bị từ mùa gặt năm trước và bện thành trâu, bò vào dịp cuối năm. Trâu rơm, bò rạ này được buộc theo một cái cày đã tháo lưỡi; một người đàn ông đóng vai trâu, bò, một người đàn ông khác cầm cày.
Các cụ già và trẻ em cũng có mặt rất sớm để xem hội.
Khi những con trâu rơm, bò rạ đã tập kết trước sân miếu, những cụ cao niên trong xã làm lễ mở màn cho ngày hội.
Tương truyền Đinh Thiên Tích – vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6 đã đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. Vị tướng tài của vua Hùng đã dạy con dân nơi đây làm nông nghiệp, chăn gia súc, xây nhà, dệt vải…
Tiếng trống, chiêng vang lên, những con trâu do người dân hóa thân đi cày, những chàng trai giả gái tung trấu, gieo mạ, ngư dân đi câu cá, trâu nhỏ nhởn nhơ gặm cỏ, nô đùa trên đồng cỏ.
Nhiều hoạt động như lao động sản xuất, học hành được tại hiện tạo nên một bức tranh văn hóa làng quê đồng bằng Bắc Bộ thu nhỏ.
Trai giả gái hăng hái reo mạ cũng là nét độc đáo của lễ hội này.
Theo các cụ cao niên của làng, trẻ em được tham gia diễn trong lễ hội trâu rơm bò rạ là niềm tự hào của gia đình và cũng là cách để giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa tốt nhất.
Lễ hội là cách bày tỏ nguyện vọng của người nông dân cầu sự phù trợ của thần linh cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm không ngừng sinh sôi nảy nở.