Bức tranh trâu đi bừa của danh họa Tề Bạch Thạch trị giá 27 tỷ đồng mắc sai sót nghiêm trọng:Năm 2018, bức tranh “Canh ngưu đồ” (Đưa trâu đi cày cấy) yêu thích của Tề Bạch Thạch được đem đấu giá tại phiên đấu giá mùa thu của Poly Beijing, thu về số tiền cao ngất ngưởng – 7,65 triệu NDT (tương đương 27 tỷ VNĐ). Nhưng sau khi phóng to tranh khoảng 3 lần, những người xem tranh đã nhận ra hàng loạt lỗi sai nghiêm trọng mà tác giả đã mắc phảim trong đó có nhiều sai lầm còn bị đánh giá là “trẻ con cũng nhận ra”!
Tề Bạch Thạch (1864 – 1957) là cái tên gắn với những kiệt tác trong hội họa hiện đại Trung Quốc. Các nhà sưu tầm thường mất cả nửa mắt xếp hàng để được ghi danh đấu giá tác phẩm của ông.
Danh họa họ Tề cũng là người Trung Quốc đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ các tác giả có tranh cán mức giá 100 triệu USD ($100 Million Club), khi bộ tranh thủy mặc “Thập nhị phong cảnh đồ” của ông được bán với giá 140,8 triệu USD năm 2017.
Dù từng nhận nhiều lời khen vì phong cách nghệ thuật phóng khoáng, nhấn mạnh tinh thần của đối tượng được phác họa, song không phải lúc nào các tác phẩm của Tề Bạch Thạch cũng được đông đảo công chúng đón nhận.
Điều đặc biệt là khi “Canh ngưu đồ” phủ sóng các mặt báo, bức tranh lại không nhận được nhiều lời khen mà ngược lại, người xem cho biết khi phóng to tranh khoảng 3 lần, họ đã nhận ra hàng loạt lỗi sai nghiêm trọng mà tác giả đã mắc phải. Nhiều sai lầm trong tranh còn bị đánh giá là “trẻ con cũng nhận ra”!
Người chăn trâu và con trâu không có bóng
Tề Bạch Thạch từng chia sẻ ông vẽ bức tranh này khi nhớ về quê hương quê nhà ở vùng quê ở Hồ Nam, nơi ông từng có tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng. Thế nhưng nhiều người tinh ý có thể nhận ra ngay một điểm bất thường trong tranh, đó là con trâu và người nông dân này không hề có hình ảnh phản chiếu dưới mặt nước.
Đây được coi là một lỗi cơ bản trong hội họa khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Tại sao một người tỉ mỉ, nuôi chim bồ câu nửa năm chỉ để học vẽ chim bồ câu như Tề Bạch Thạch lại quên mất điều này?
Một số chuyên gia nhận định rằng tranh Tề Bạch Thạch muốn đi theo phong cách tự do, không chú trọng nhiều vào chi tiết nên ông đã chủ động giản lược đi hình ảnh phản chiếu để tập trung thể hiện nỗi nhớ nhà. Song không nhiều người bị thuyết phục bởi nhận định này!
Phiên bản gốc của Tề Bạch Thạch và bản chỉnh sửa lại của học trò – họa sĩ Quách Tú Nghi (Ảnh: Sohu)
Trên thực tế, “kẽ hở” này đã từng được phát hiện bởi một học trò của Tề Bạch Thạch, nữ họa sĩ Quách Tú Nghi. Để sửa lỗi, Tú Nghi đã sao một bản tranh giống hệt tranh của thầy sau đó thêm hình ảnh phản chiếu mờ trên mặt nước phẳng lặng.
Tư thế “phi lý” của người nông dân
Quan sát kỹ người nông dân và con trâu trong bức tranh, nhiều người còn cho rằng tư thế đi bừa của nhân vật này thật phi lý. Những người làm nông có kinh nghiệm sẽ đặt hai tay ở hai đầu càng bừa hoặc một tay cầm vào càng, một tay vung roi ra lệnh cho trâu.
Tuy nhiên, Tề Bạch Thạch lại vẽ người nông dân đặt cả hai tay ở giữa càng bừa, cho thấy người này thực sự không thạo với việc đồng áng.
Ngoài ra, trong lúc bừa đất, bánh răng bừa thực tế không thể lộ rõ mà phải nằm ngập dưới mặt nước. Bánh răng trong bức tranh lộ quá rõ trên mặt nước, vị trí bánh răng cũng nằm gần tới mức sắp đâm vào chân con trâu, trong khi răng bừa và con trâu luôn giữ một khoảng cách an toàn trong thực tế.
Tư thế của người nông dân và vị trí cái bừa trong tranh Tề Bạch Thạch đều không giống với thực tế (Ảnh minh họa: Internet)
Những kẽ hở này khiến nhiều người thắc mắc liệu có phải tác giả chưa từng nhìn thấy cảnh đưa trâu đi bừa? Nhiều người dùng Weibo cho rằng Tề Bạch Thạch đã bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm, thiếu quan sát trong bức tranh này và tác phẩm không hề xứng đáng với mức giá 7,65 triệu NDT.
Đến nay, sau gần 3 năm “Canh ngưu đồ” được Poly Beijing đem đi đấu giá, nhiều chuyên gia vẫn khẳng định mọi chi tiết trong tranh đều mang ý đồ riêng của Tề Bạch Thạch.
Nhưng có chăng “Canh ngưu đồ” chỉ như “bộ quần áo mới của hoàng đế”, dùng danh tiếng tác giả để che lấp đi những kẽ hở và sai sót của chính tác phẩm? Câu trả lời còn nằm ở góc nhìn của từng người!
Theo Pháp luật và Bạn đọc
Pingback: Nhà sư chùa Vạn Thiện và câu chuyện đàn trâu...