Skip to content
Di Sản Trâu ViệtDi Sản Trâu Việt
  • Menu
  • Theo dòng thời sự
  • Trâu trong văn hóa
  • Tác phẩm về trâu
  • Trâu trong kinh tế
  • Trâu trên thế giới
  • Chuyện trâu – chuyện người
  • Clip về trâu
Trâu trong kinh tế

Về Huế làm mục đồng kiếm đô la

Quốc lộ 1A qua địa bàn thôn Bạch Thạch, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) dài chừng 3 km. Trong những ngày thời tiết đẹp, thường xuất hiện một nhóm trẻ đưa trâu ra chăn thả hai bên vệ đường, đó là cách để kiếm tiền từ những ông bà khách “Tây”.

Một số người dân địa phương cho biết, ở Lộc Điền không thiếu đồng cỏ để chăn thả trâu. Nhưng mấy năm trước tình cờ có một em chăn trâu ở vệ đường được khách Tây dừng lại chụp hình và cho tiền, từ đó có nhiều đứa trẻ rủ nhau dẫn trâu ra đường để kiếm tiền.
Lâu dần, không chỉ trẻ em mà cả người lớn trong vùng cũng đua nhau đưa trâu ra chăn dắt ở đoạn đường này, đợi khách Tây đi ngang để mời chụp ảnh, cưỡi trâu.
Em Nguyễn Tiến (học lớp 6) cho biết: “Hàng ngày một buổi đi học, buổi còn lại em thường dắt trâu ra hai bên đường cho ăn cỏ và chờ xem có đoàn khách du lịch nào đi qua thì vẫy lại chụp hình”.
“Để khách cho tiền, trâu phải được “huấn luyện” không sợ người, chứ nếu đang chụp hình mà trâu chạy thì họ không cho tiền. Bữa đầu em cũng theo mấy bạn đem trâu ra đường chờ chụp hình, gặp được xe tưởng rằng sắp có tiền nhưng do mới lần đầu, trâu sợ bỏ chạy, khách Tây cũng hết hồn chạy tán loạn, thế là mất tiền”, Tiến hồn nhiên kể.
Tiến cho biết, tùy theo mỗi ngày và tùy vào từng đoàn xe, có khi xe chỉ cho kẹo bánh, trái cây nhưng chủ yếu là cho tiền. Ngoài ra, tùy vào khả năng “biểu diễn” của mỗi em mà khách Tây cho tiền nhiều hay ít. Nếu gặp may có buổi kiếm được tới 100 USD về cho gia đình, còn bình thường cũng có được vài trăm nghìn đồng.
“Có lần, mấy người khách Tây chụp hình xong, có 1 người cho tiền, thấy vậy, nhiều người khác cũng cho theo. Hôm đó em kiếm được hơn 100 đô, em cho bạn 10 đô còn lại đưa về cho mẹ. Nhưng dạo này do có nhiều người cũng dẫn trâu ra đường nên em không kiếm được nhiều như trước”, Tiến nói.
Những mục đồng đang “phục kích” xe du lịch trên Quốc lộ 1A
Anh Trần Thế Đức, một hướng dẫn viên du lịch cho biết: Khách du lịch nước ngoài rất thích tìm hiểu đời sống sinh hoạt ở nông thôn nước ta. Hình ảnh trẻ cưỡi trâu có quen thuộc với người Việt Nam nhưng trong mắt nhiều người nước ngoài thì nó rất lạ. Vì vậy nhiều người thích chụp ảnh cùng con trâu hoặc trẻ cưỡi trâu.
Hơn nữa, do đây là đoạn đường có nhiều phong cảnh đẹp. Những cánh rừng thấp thoáng sau lưng những ngôi nhà, vùng đầm phá Cầu Hai mênh mông sông nước, xa xa những con thuyền nhỏ của ngư dân neo đậu, ven đường đàn trâu gặm cỏ…
Những yếu tố đó là nét đặc trưng của làng quê Việt Nam nên nhiều du khách khi đi qua đều muốn dừng lại chụp ảnh. Nhờ thế mà nghề chăn trâu kiếm tiền đô ở đây dễ dàng có “đất” sống.
Ảnh đầu bài: Một mục đồng đang biểu diễn trên lưng trâu cho khách Tây chụp hình

Trần Thường https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ve-hue-lam-muc-dong-kiem-do-la-20120319111819104.htm

This entry was posted in Trâu trong kinh tế and tagged chăn trâu, con trâu, di sản trâu, mục đồng.
“Câu thơ loé lên từ ánh sáng lưỡi cày”
Khoa ‘liều’ dẫn Tây cày ruộng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục
  • Chuyện trâu – chuyện người
    • Ký ức về trâu
    • Người gắn bó với trâu
    • Người tuổi trâu nổi tiếng
  • Clip về trâu
  • Tác phẩm về trâu
    • âm nhạc
    • Phim ảnh
    • Tác phẩm văn học
    • Tranh tượng
  • Theo dòng thời sự
  • Trâu trên thế giới
  • Trâu trong kinh tế
    • Ẩm thực trâu
    • Phát triển đàn trâu
  • Trâu trong văn hóa
    • Hình tượng trâu
    • Lễ hội trâu
      • Chọi trâu
Bài viết mới
  • Ai bảo chăn trâu là khổ’: Nhà thơ Giang Nam qua đời, Quê hương vẫn nơi đây
  • Tản văn Tạ Duy Anh: Trâu chọi nhau
  • Bác Ba Phi : Cặp trâu không sừng
  • Lần đầu Nguyên “trâu” điêu khắc mèo
  • Giá trâu giảm mạnh nên người nuôi phải tự mổ bán

Trung tâm Di sản Trâu Việt

Thành lập theo Quyết định số: 068/QĐ-HDTV-TD của công ty
TNHH XNK-TM&DV THÀNH DŨNG

Trang thông tin về Trâu và di sản Trâu Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 2 số nhà 11B8 Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

Chịu trách nhiệm xuất bản

Giám đốc trung tâm: Lại Vĩnh Mùi
Hotline: 0904.175.640 - 0981.056.955
Emai: vinhmui54@gmail.com
Website: disantrauviet.vn

Copyright 2023 © Di Sản Trâu Việt
  • Theo dòng thời sự
  • Trâu trong văn hóa
  • Tác phẩm về trâu
  • Trâu trong kinh tế
  • Trâu trên thế giới
  • Chuyện trâu – chuyện người
  • Clip về trâu