Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt

 Coi con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa, văn minh Việt, các họa sĩ nhóm G39 mang đến một cuộc ‘tiễn Tí đón Sửu’ rực rỡ bằng một cuộc triển lãm cảm xúc.

“Nghệ thuật Việt khởi đi từ làng. Nghệ thuật Việt là nghệ thuật làng. Nước Việt là nước làng. Văn minh của người Việt, nước Việt là văn minh lúa nước.

Và con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa, văn minh Việt”, họa sĩ Lê Thiết Cương – thủ lĩnh của nhóm hội họa G39 tại Hà Nội – chia sẻ suy tư độc đáo về con trâu trong văn hóa Việt từ quãng thời gian dài đằm mình chiêm nghiệm về cái gốc văn hóa của dân tộc Việt.

Theo ông Cương, hình tượng con trâu cần cù, chăm chỉ, khỏe mạnh gắn bó thân thiết với người Việt trong nền văn minh lúa nước lâu đời chính là gợi ý hay cho các nghệ sĩ đưa vào tác phẩm của mình và ông cũng không phải ngoại lệ.

Năm nay, ông đưa hình tượng chú trâu tranh gốm ghép (mosaic) lên đĩa và lọ gốm, vẽ bột màu trên vải màn, mực nho trên giấy dó. Điều đặc biệt, con trâu trong những nét vẽ tối giản của ông rực rỡ sắc màu.

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 2.

Tranh trâu của họa sĩ Tào Linh

Không chỉ sự thay đổi của mình họa sĩ Lê Thiết Cương, những chú trâu rực rỡ vô tình lại là lựa chọn của cả nhóm họa sĩ G39 cũng như nhiều họa sĩ khác khi vẽ tranh con giáp cho Tết này.

Với cá nhân, ông Cương đổ màu rực rỡ lên con trâu năm nay vì ông đã có một năm nhiều niềm vui khi ông nhận thấy mình làm được nhiều việc có ích cho xã hội trong một năm khó khăn.

Còn với các nghệ sĩ khác, ông cho rằng người Việt đã cùng nhân dân toàn thế giới vừa trải qua một năm ảm đạm với dịch COVID-19 và thiên tai hoành hành nên đây là một lý do quá chính đáng để các họa sĩ cùng nhau tiễn năm cũ đón năm mới bằng những gam màu tươi vui, với ước nguyện truyền năng lượng tích cực, niềm hi vọng cho mọi người.

Chuẩn bị đón Tân Sửu – trâu vàng 2021, nhóm họa sĩ G39 sẽ cùng triển lãm Tiễn Tí đón Sửutrưng bày hơn 80 tác phẩm trên các chất liệu sơn dầu, acrylic, bột màu, giấy dó, gốm Bát Tràng về chủ đề con trâu trong văn hóa Việt tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội, từ 23 đến 29-1.

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 3.

Tác phẩm Trâu đàn của họa sĩ Nguyễn Minh (Minh “phố”)

Đặc biệt, năm nay Tiễn Tí đón Sửu còn giới thiệu một số tác phẩm của các họa sĩ nhí, là con các họa sĩ trong nhóm. Những bức tranh trâu, tĩnh vật rất ngộ nghĩnh, thơ trẻ mang đến những xúc cảm tươi non như một sự bù đắp cho công chúng trong một năm nhiều lo toan, căng thẳng.

Họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết nhóm G39 muốn kéo các em nhỏ vào triển lãm này còn vì để các em có nhiều cơ hội thấm văn hóa truyền thống và cả phong tục đẹp đang thành hình trong giới họa sĩ là vẽ tranh con giáp và triển lãm tranh con giáp mỗi độ Tết về.

Ngoài gốm, tranh, triển lãm còn trưng bày một số tác phẩm áo trần bông thêu họa tiết trâu (từ tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương) của nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy.

Một số tác phẩm tại triển lãm:

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 4.

Tranh của nữ họa sĩ Bình Nhi

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 5.

Tranh trâu của Lâm Đức Mạnh

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 6.

Một bức tranh xuân của Nguyễn Hồng Phương

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 7.

Tác phẩm của Nguyễn Quốc Thắng

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 8.

Tranh trâu của bé Nguyễn Vương Bảo Trân 7 tuổi

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 9.

Tác phẩm Rác của Nguyễn Minh Đức 10 tuổi

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 10.

Áo trần bông họa tiết trâu của nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy

Tiễn Tí đón Sửu: Con trâu như cái cột của ngôi nhà văn hóa Việt - Ảnh 11.

Những chú trâu vàng của Vương Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *