Làng Bảo tồn trâu ở Thái Lan: Trang Di sản Trâu Việt đã có khá nhiều bài giới thiệu về trâu và việc bảo tồn di sản trâu ở Thái Lan. Hôm nay, xin được tiếp tục gửi tới các bạn đọc bài viết về Làng Bảo tồn trâu ở tỉnh Suphan Buri.
Đứng trước thực trạng tổng đàn trâu ngày càng suy giảm mạnh do không có nhiều nhu cầu về sức kéo trong nông nghiệp, Hoàng gia và chính phủ Thái Lan đã đưa ra nhiều chính sách và biện phá nhăm bảo tồn và khai thác di sản liên quan đến con trâu. Điển hình là việc Nhà vua Thái đã cho lập ra Ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho nông dân có thể mua được trâu, bò với giá cả phải chăng. Ngân hàng này ra đời ngày 14 /5 năm 1980, được đặt tên theo chức năng của nó là Ngân hàng Gia Súc.
Sau này, Chính phủ Thái Lan đã quyết định lấy ngày 14/5 làm Ngày Bảo tồn Trâu. Hàng năm cứ đến ngày này, trên khắp cả nước có tổ chức nhiều hoạt động nhằm tôn vinh con trâu, giới thiệu sự gắn bó của trâu với người nông dân nói riêng, người dân Thái Lan nói chung.
Hiện nay, tại Thái Lan có một số cơ sở được lập ra với mục đích bảo tồn loài trâu và lối sống của người nông dân Thái liên quan đến trâu. Có thể kể đến một số địa điểm sau:
- Làng Bảo tồn Trâu ở tỉnh Supphan Buri
- Trại huấn luyện trâu (còn gọi là Ngôi nhà trâu) ở huyện Mae Rim, tỉnh Chiang Mai
- Làng Bảo tồn trâu ở huyện Phu Wiang, tỉnh Khon Kaen
- Trường học huấn luyện trâu Kason Kasit Wit ở huyện Muang, tỉnh Sakaeo.
Làng Bảo tồn Trâu hay theo tiếng Thái là “Baan Kwai”ở huyện Sri Prachan, tỉnh Suphan Buri được thành lập vào năm 2002 là một trong những cơ sở nổi tiếng hơn cả. Nằm cách thủ đô Bangkok khoảng 120km về phía Đông Bắc, làng được thành lập vào năm 2022, trên diện tích khoảng 11 ha. Sau khi mở rộng, diện tích làng đã lên tới hơn 16ha. Trong khuôn viên của làng có một đàn trâu khoảng 50 con, được nuôi dưỡng, chăm sóc với phương thức tương tự như ở các vùng nông thôn trước đây. Bằng cách đó, người ta bảo tồn cả những di sản lối sống của người nông dân Thái Lan.
Cổng vào Làng
Tuy nhiên để duy trì nguồn thu cho Làng, người ta tiến hành tổ chức nhiều hoạt động dịch vụ tham quan, khám phá, trải nghiệm, vui chơi giải trí liên quan đến con trâu và cây lúa cho khách tham quan. Đến với làng, du khách có thể xem trâu chào hỏi, trâu nằm nghỉ, trâu cười, trâu leo cầu thang, trâu xếp hang cạnh nhau thành cây cầu để người ta đi trên đó. Và tất nhiên, không thể thiếu tiết mục du khách cưỡi trên lưng trâu để chụp ảnh, thậm chí trong một số trường hợp có thể “phi trâu” trên một quãng đường…
Trong làng có cả một ao lớn để trâu có thể đằm mình dưới nước
Tại đây, du khách còn có thể tận mắt chứng kiến và tự mình tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm trong quá trình làm đất, trồng và chăm sóc cây lúa theo cách cổ truyền. Đó là việc sử dụng trâu để cày bừa, sạ lúa, thu hoạch và đập lúa bằng các công cụ của người nông dân.
Con trâu với cặp sừng lạ
Trong khuôn viên Làng còn có cả vườn cây thuốc, vườn hoa lan và các khu vự trình diễn trồng lúa theo phương thức bền vững do nhà vua Thái sang tạo nên.
Đến với Làng, du khách có thể ngủ lại qua đêm tại khu resort Baan Thái trong các ngôi nhà truyền thống của Thái Lan với đầy đủ tiện nghi bên cạnh một hồ nước hữu tình và những mảnh vườn tuyệt đẹp.