Chưa học hết lớp hai vẫn thành tỷ phú nhờ chăn muôi trâu bò

Chưa học hết lớp hai vẫn thành tỷ phú nhờ chăn muôi trâu bò: Sinh năm 1976, học chưa hết lớp 2 đã bỏ học, ấy vậy mà giờ đây anh Lê Văn Cương, thôn Xuân Chiểu, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường vẫn trở thành tỷ phú. Vốn khởi nghiệp nuôi lợn nhưng nhận thấy chi phí thức ăn cao, hay gặp rủi ro về dịch bệnh, anh Cương  quyết định chuyển đổi sang chăn nuôi trâu, bò. Với tinh thần dám nghĩ dám làm, đột phá tư duy với mô hình chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) với quy mô có thời điểm lên gần 500 con, anh trở thành tỷ phú sau 2 năm với thu nhập hơn 1 tỷ/năm.

Chưa học hết lớp hai vẫn thành tỷ phú nhờ chăn muôi trâu bò
Chưa học hết lớp hai vẫn thành tỷ phú nhờ chăn muôi trâu bò

Hệ thống chuồng trại của anh Cương được thiết kế khoa học, hợp lý. Trên diện tích hơn 1.000 m2, anh chia làm 2 dãy riêng biệt, có mái tôn chống nắng, lối đi ở giữa, cùng hệ thống máy bơm nước công suất lớn. Hàng ngày, công nhân thường xuyên tắm cho vật nuôi, vệ sinh chuồng trại nhiều lần; chất thải được thu gom thông qua bể chứa và khử mùi hôi của chất thải, nước thải được xử bằng chất khử mùi. Chính vì vậy, tại khu vực chuồng trại mùi hôi hầu như được hạn chế triệt để. Xung quanh khu chuồng trại, anh Cương còn trồng thêm chuối, cỏ voi để tạo không gian thoáng mát cho vật nuôi.

Theo anh Cương, trâu, bò khi mới mua về được nhốt riêng 2 tuần để làm quen với chủ và môi trường mới, đồng thời để theo dõi, xử lý các vấn đề về sức khỏe. Sau đó được nuôi nhốt sang dãy đối diện. Bên này, ngoài phần mái che, còn có cả không gian lộ thiên để khi trời lạnh, trâu bò có thể ra sưởi nắng. Môi trường tốt con vật mới khỏe, hay ăn chóng lớn, tuy nhiên, trên thực tế, với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, mọi người thường ít quan tâm đến vấn đề này.

Có thể thành tỷ phú nhờ chăn nuôi trâu, bò; tuy nhiên, điều đó không đơn giản. Anh Cương đã mày mò, nghiên cứu, áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi vào sản xuất. Trong ảnh, trên tai mỗi con trâu đều được ạnh Cương gắn thẻ để tiện quản lý và chăm sóc. Ảnh sonnptnt.vinhphuc.vn

Hiện trung bình mỗi ngày số lượng xuất và nhập trâu, bò của anh cũng lên đến vài chục con. Nguồn hàng nhập đến từ khắp các địa phương trong cả nước, có cả các nước bạn như: Lào, Campuchia… Còn xuất thì chủ yếu cho các cơ sở giết thịt; các hộ mua làm sức kéo, sinh sản. Năm nay trâu thịt được giá, lên đến 90 nghìn đồng/kg hơi. Sau khi vỗ béo khoảng 3 tháng, trừ chi phí, mỗi con trâu cho anh thu lãi tầm 2 triệu đồng. Riêng với con bò, anh chủ yếu nhập bò sữa giống tại các trang trại có uy tín. Song, so với trâu, bò sữa cần nhiều vốn, tỷ lệ rủi ro cao hơn, sức đề kháng kém hơn.

Nhớ lại quãng thời gian khó khăn trước đây, anh Cương cho biết, khi 15 tuổi anh đã xa gia đình đi khắp nơi để làm kinh tế, làm đủ thứ nghề mong sao kiếm được tiền. Quá trình lăn lộn trường đời, trình độ văn hóa, tay nghề không có, “như người mù cầm gậy đi ăn xin, trỏ đúng trúng chỗ thì được ăn, còn không thì trắng tay, đủ sống qua ngày”, anh Cương nói.

Đến lúc lập gia đình mà mãi vẫn không ổn định, vợ bảo thôi anh đừng lăn lộn nữa, ở quê nhà có sao sống vậy, ban đầu chăn nuôi, cũng chỉ với mục đích đủ sống. Tuy nhiên không lúc nào anh thôi nung nấu ý chí làm giàu.

Năm 2007, tôi nhìn thấy tiềm năng quê mình vùng đất bãi màu mỡ, thuận lợi cho việc chăn nuôi vỗ béo đàn gia súc lớn, thế là bao nhiêu vốn liếng đầu tư hết vào việc xây dựng chuồng trại. May mắn là ông trời cũng thương nên mới có cơ sở như hôm nay”, anh Cương cười mãn nguyện.

Hiện tỉnh Vĩnh Phúc đang ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo phát triển đàn trâu Murah để nuôi ở địa phương. Hy vọng giống trâu này sẽ giúp nhiều hộ nông dân chăn nuôi trâu, bò ở Vính Phúc thành tỷ phú như anh Cương. Ảnh khoahocphattrien.vn

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho gần chục lao động thời vụ làm công việc giao dịch, vận chuyển, mua bán, cắt cỏ, chăm sóc cho đàn trâu, bò; với số lượng đàn vật nuôi lớn, anh còn mua thêm cỏ voi từ người dân trong xã. Có lúc cao điểm, anh phải thu mua của người dân với giá 1.500-2.000đ/kg cỏ tươi, hàng năm anh tiêu thụ hàng tỷ đồng tiền cỏ voi cho khoảng gần 70 hộ dân trong xã, tạo việc làm cho bà con nông dân quanh vùng.

Thời gian tới, anh mong muốn khu vực này biến thành khu chăn nuôi tập trung và cùng với bà con nhân dân trong xã liên kết, mở rộng thêm quy mô chăn nuôi. Anh sẵn sàng đứng ra nhận bao tiêu sản phẩm, truyền đạt kinh nghiệm sẵn có, với mong muốn nếu mỗi người dân đều giàu có, thì quê hương sẽ giàu.

 

SẢN PHẨM HAY sonnptnt.vinhphuc.gov.vn, khoahocphattrien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *