Trâu gỗ tiền triệu lên ngôi, nghệ nhân làm xuyên đêm để trả hàng trước Tết

Các mẫu trâu gỗ như: mẫu tử, tiểu đồng cưỡi trâu, trâu tiền vàng, trâu vàng nằm gốc tùng… bắt mắt, có giá tiền triệu được nhiều người tìm mua, cháy hàng dịp cận Tết.

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường dịp Tết, làng nghề truyền thống mỹ nghệ thôn Thượng Cung (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) cung cấp các mặt hàng như: trâu gỗ cõng chuột, trâu đàn, trâu gia đình, trâu vàng nằm gốc tùng… bắt mắt thu hút khách mua vào dịp tết Nguyên đán Tân Sửu.
Để có được những sản phẩm mỹ nghệ này, nghệ nhân tự tưởng tưởng hình dáng qua nhiều công đoạn. Nhờ bàn tay khéo léo các nghệ nhân mà những khúc gỗ đã được thổi hồi sinh động. Các bước sản xuất cơ bản cho sản phẩm bao gồm: Tạo khuôn bằng tay, tạo sản phẩm thô từ máy, đục gọt chi tiết, đánh giấy giáp, phun sơn phủ bóng hoàn thiện sản phẩm.
Những năm trở lại đây, công việc này được hỗ trợ một phần bởi máy móc. Sau đúng 24 giờ cho ra được một mẻ 8 con, máy chạy theo bản mẫu được vẽ trên phần mềm do chính chủ xưởng thiết kế. Tuy nhiên để có được những sản phẩm chất lượng, nghệ nhân tự sáng tạo ra sản phẩm để làm khuôn.
Sau khi đã có khuôn, người thợ lành nghề cho gỗ vào máy qua hệ thống sẽ cho ra những con trâu “thô sơ”. Sau đó, thợ đục bắt đầu tạo dáng, tỉa đục các chi tiết.
Mỗi bộ phận sẽ được người thợ đục, thợ gọt dùng khoảng 20 loại đục có kích cỡ, kiểu dáng khác nhau.
Bà Trần Thị Huy (Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ: “Những ngày tết công việc nhiều hơn. Tuy vất vả một chút nhưng bù lại là bán được hàng và có thêm thu nhập. Càng về những ngày này, đơn hàng nhiều lên và khách liên tục đòi nhận hàng nên chúng tôi thuê thêm thợ. Có những ngày làm ngày làm đêm vẫn không kịp hàng tết”.
Các công làm trâu gỗ đoạn hết sức tỉ mỉ, khéo léo, tuân thủ yêu cầu đầu ra, đặc biệt truyền hết nhiệt huyết của nghề bằng tâm hồn mình vào hồn con trâu. Để hoàn thành con trâu, nghệ nhân có thể mất từ 2-4 ngày.
Tùy theo từng mẫu thiết kế, kích thước to hay nhỏ, trâu đứng hay nằm, nhiều họa tiết hay mẫu trâu trơn mà có giá khác nhau, dao động 450.000 – 1 triệu đồng/con. Đặc biệt, với những con giá từ 1,5 triệu đồng trở lên thường là trâu mẫu có kích thước to, hoa văn cầu kỳ, nhiều chi tiết tiểu cảnh. Loại gỗ Hương đá được lựa chọn chính bởi loại gỗ này có vân đẹp, mùi thơm, giá cả hợp lý, nặng và dễ đục.
Cận Tết số lượng đơn đặt càng tăng lên, trung bình mỗi xưởng xuất đi từ 300 – 1000 con.
Chị Đàm Thị Tú (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi một năm, gia đình nhà mình đều tạo ra những linh vật theo năm tung ra thị trường. Năm Tân Sửu gia đình nhà mình cho ra nhiều mẫu như: tiểu đồng cưỡi trâu, trâu mẫu tử… Đặc biệt, mẫu mới là “trâu vàng nằm gốc tùng” thể hiện sự phú quý và sự trường thọ trong năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Những ngày cuối năm, đơn hàng tượng trâu gỗ nhiều lên nhưng so với các năm trước cũng không đáng kể. Khách hàng của chúng tôi ở nhiều nơi trên cả nước, mình rất vui khi họ nâng niu sản phẩm mình dành tâm huyết vào cho nó”.
Năm nay, nhiều nghệ nhân tạo ra những con trâu to béo, khỏe mạnh, chân bước đi và mặt hướng về phía trước thể hiện ý nguyện, mong ước của gia chủ.
HÀ GIANG (Lao Động)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *