Ở Thái-lan, nhiều năm qua, máy cày dần thay thế trâu. Con trâu từng là bạn của nhà nông bị chính người nông dân hắt hủi, người ta lãng quên dần lao động truyền thống canh tác lúa nước. Trâu bị xẻ lấy thịt làm thực phẩm, lấy da làm hàng tiêu dùng. Một máy cày khỏe gấp hàng trăm con trâu, nhưng lại đắt gấp mấy trăm lần (giá máy cày trung bình ở Thái-lan khoảng 700 nghìn bạt, khoảng 20 nghìn USD). Khi dầu có giá 25 đến 30 USD một thùng, dùng máy cày lợi về sức kéo và kinh tế hơn trâu, nhưng khi dầu mỏ tăng giá ào ào đạt tới đỉnh (có lúc gần 150 USD/ thùng), hiện nay cũng trên dưới 70 USD/ thùng, sử dụng máy cày khiến chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng cao, giá thành nông sản tăng, làm suy giảm dần khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường nội địa và thế giới, nhất là gạo. Ngoài ra, dùng trâu làm sức kéo trong nông nghiệp góp phần vào chu trình “sản xuất xanh” đang được thế giới hưởng ứng và là một trong những mục tiêu quan trong trong nền nông nghiệp thế giới. Dùng trâu làm đất đặc biện tiện lợi và có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần máy cày đối với các thửa ruộng nhỏ ở Thái-lan cũng như nhiều nước khác.
Lễ hội đua trâu ở tỉnh Chôn-bu-ri
(phía đông Bangkok) Thái-lan
(phía đông Bangkok) Thái-lan
Sau trên dưới 40 phát triển kinh tế, xã hội, Thái-lan từng được mệnh danh là “con rồng”, “con hổ”, đã lọt vào nhóm hàng đầu ở Đông-Nam Á, nhưng hiện nay trình độ phát triển kinh tế, xã hội nước này vẫn ở nhóm nước nông-công nghiệp.
Diện tích đất nước khoảng 514 nghìn km2 (thứ 49 trên thế giới), với dân số 66 triệu người (thứ 19), vẫn còn tới 67 % dân số sống ở nông thôn, sinh kế là nông nghiệp. Hiện có hơn 33% dân số sống ở đô thị và hằng năm dân số đô thi tăng khoảng 1,7 % (cả tăng tự nhiên và cơ học). Phải đảo lại vị trí, khi số dân đô thị đạt khoảng 70 % và 30 % là nông dân mới đạt một trong số tiêu chí tối thiểu trở thành nước công nghiệp.
GDP của Thái-lan đạt 273,2 tỷ USD (bình quân đầu người 4.100 USD), GDP theo sức mua tương đương (GDP-PPP) khoảng 547,4 tỷ USD (bình quân đầu người khoảng 8.200 USD) vẫn là nước có GDP và GDP-PPP vào cỡ trung bình của thế giới. Cơ cấu GDP và phân bố lao động đang ở mức nước nông-công nghiệp, đóng góp cho GDP nông nghiệp 11.6%, công nghiệp 45.1% và dịch vụ 43,3 % ; lao động trong nông nghiệp chiến 42,6%, dịch vụ 37,1% và công nghiệp 43,3%.
Với tình trạng đang ở mức nước nông-công nghiệp việc sớm tiêu diệt đàn trâu làm tổn hại đến lợi ích kinh tế trực tiếp với số đông nông dân. Một tiểu dự án cứu vớt và bảo vệ đàn trâu có tên Royal Water Buffalo Bank sẽ tặng không cho nông dân Thái-lan 200 con trâu hằng năm, nhằm phục hồi sức kéo và khuấy động phong trào nhân đàn trâu. Tập đoàn Chính đại bốc phong (Charoen Pokphand-CP) của Thái-land, một tập đoàn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực trong đó hoạt động chính trong lĩnh vực nông nghiệp đã phát triển đàn trâu nuôi trong chuồng, trại ở quy mô kinh doanh và lợi tức thu được từ đàn trâu ngày càng khả quan. CP-một trong ba tập đoàn nông nghiệp hàng đầu thế giới có tới 250 nghìn lao đông, cũng đang mở rộng hoạt động ở nước ngoài, trong đó có nhiều nước châu Á. Tại Việt Nam CP đã hoạt động hàng chục năm qua, ở khắp ba miền đất nước, chủ yếu là lĩnh vực chăn nuôi, thức ăn gia súc và con giống.
Hình bóng Trâu-Lúa, Lúa-Trâu chắc chưa thể đứt đoạn trong tương lai khá xa của cư dân lúa nước. Chọi trâu ở Đồ Sơn, đua trâu ở Thái-lan, lễ hội Trâu ở Ấn Độ, Bangladesh…đã trở thành lễ hội, phong tục và văn hóa của các nước. Ở nhiều nước nông nghiệp lúa nước như có trâu Ấn Độ, Bangladesh, Myanma, Thái-lan, Cam-pu-chia, Indonesia, Việt Nam nông dân vẫn dùng trâu để cày bừa ruộng nương, làm sức kéo quan trọng phục vụ công việc của người nông dân và cuộc sống nông thôn, con trâu cũng là nguồn thu nhập lớn của họ. Tại Ấn Độ nuôi, sử dụng trâu trong nông nghiệp có hiệu quả lớn hơn khi nông dân nước này khai thác nguồn sữa trâu (được coi là có hàm lượng dinh dưỡng hơn sữa bò) để tăng nguồn thực phẩm, tăng giá trị chăn nuôi. Tại Australia, một nước công nghiệp nhưng việc khai thác đàn trâu nuôi và đàn trâu nước hoang dã đem về nguồn lợi lớn.
Bùi Căn
Phóng viên thường trú báo Nhân Dân tại Thái-lan
Phóng viên thường trú báo Nhân Dân tại Thái-lan
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-the-gioi/Th%c3%a1i-lan-b%e1%ba%a3o-v%e1%bb%87-v%c3%a0-ph%c3%a1t-tri%e1%bb%83n-%c4%91%c3%a0n-tr%c3%a2u-549315/
Pingback: Làm tươi máu đàn trâu nội - Di Sản Trâu Việt