Đài Loan: Chàng trai học cầy bằng trâu để bảo tồn di sản văn hóa

Đài Loan: Chàng trai học cầy bằng trâu để bảo tồn di sản văn hóa: Ai cũng biết rằng Đài Loan có ngành nông nghiệp phát triển với trình độ cơ giới hóa cao. Điều đó nghĩa là các công việc đồng áng đều do máy móc đảm nhiệm. Ấy vậy mà có một chàng trai lại tìm mọi cách để khuyến cáo việc sử dụng trâu để cày ruộng. Để làm thế, anh phải đi xin trâu, học đi cầy và đi cày thuê với tiền công chỉ bằng hơn nửa so với bình thường.

Đài Loan: Chàng trai học cầy bằng trâu để bảo tồn di sản văn hóa
Đài Loan: Chàng trai học cầy bằng trâu để bảo tồn di sản văn hóa

Trong một chuyến đi giới thiệu phương pháp nông nghiệp hữu cơ ở nông trang, lần đầu tiên Cao Yi –shin được thấy tận mắt cảnh con trâu đi cày. Một công việc thật nặng nhọc,  nhưng lại gây ấn tượng mạnh đến mức, anh bỏ cả công việc ổn định để đi theo nghiệp con trâu đi trước cái cầy đi sau.

Cao kể lại rằng, năm 2016, anh đã đến thị trấn Khê châu, thuộc Chương Hóa để theo học Trường học Trâu do ông Lee Chun-hsin ( Peter Lee) sang lập và được một người nông dân địa phương tặng cho một con trâu. Anh đặt tên cho nó là Lala.

Cao bắt đầu công việc quản lý kho tại Sijhou Shangshui – một tổ chức Nông nghiệp thân thiện với môi trường và sử dụng thời gian rảnh của mình để đưa Lala đi cày ruộng.

Tiền công thuê máy cầy làm đất  thông thường vào khoảng 2.500 Đài tệ cho 1 fen ruộng (977m2), trong khi đó Cao chỉ lấy giá bằng một đến hai phần mười số đó.

Cao cho biết, sử dụng một con trâu để cày ruộng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết và tính nết thất thường của con vật.Anh cũng cho hay, nhiều lúc chỉ kiếm được ít hơn 250 Đài tệ mỗi giờ (trong khi tiền công trung bình ở Đài Loan năm 2020 là 260 Đài tệ /giờ – 1 Đài tệ tương đương 820 VNĐ)

 

Cao Yi -shin đang giải thích cách xem tuổi trâu qua bộ răng

Tuy nhiên, anh nói, mình nhận công việc đó không phải để kiếm tiền mà là để dạy cho Lala biết cày ruộng. Theo Cao, trâu là bạn chứ không phải công cụ kiếm tiền. Anh cũng nói rằng, nếu một con vật được đối xử tốt và được trò chuyện thường xuyên thì nó sẽ đáp lại bằng cách thể hiện lòng trung thành của mình.

Còn rất nhiều điều về trâu cần tìm hiểu về trâu, ví như nó hay bị ốm khi gặp tiết trời quá lạnh hoặc quá nóng bức, hay chuyện về các loại loại thảo dược mà chỉ thế hệ già mới biết.

Cao nói, nếu việc cầy ruộng bằng trâu bị mai một, Đài Loan sẽ đánh mất một di sản văn hóa giá trị. Anh cho biết, đang tiết kiệm tiền để đi khắp các địa phương để quảng bá cho việc này một khi Lala sẽ quen với việc cày ruộng hơn.

Kao cho biết mình rất may mắn khi tới Sijhou, nơi những người nông dân địa phương sẵn sàng tạo điều kiện cho anh. Không những thế, họ còn dạy anh cách điều khiển trâu tốt hơn.

Ông Wu Yin-ning  – thị trưởng Sijhou nói, việc Kao sẵn sàng quảng bá văn hóa cày ruộng bằng trâu nên được công chúng hoan nghênh. 

 

Anh Cao đi bừa bằng trâu

Trong một báo cáo năm 2015 trên tờ United Daily News bằng tiếng Trung, ông Chou Chih-hsun của  Đài Nam nói rằng vào năm 2009, tỉnh này có 273 con trâu, nhưng con số đó đã giảm xuống chỉ còn 99 con vào năm 2015.

Ông Chou cũng cho biết, hiện ở huyện Vân Lâm chỉ còn 19 con trâu, phần lớn trong số đó đã trên 15 tuổi. Còn ở huyện Bình Đông vẫn còn 236 con, nhưng chúng đã không còn được sử dụng để cày ruộng.

Lại Vĩnh Mùi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *