Năm sửu và những điều thú vị về loài trâu

Thế giới có hai loài trâu: Trâu rừng châu Phi và trâu châu Á, còn gọi là trâu nước (Water Buffalo hay Bubalus Bubalis) xuất hiện nhiều ở Nepal, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Bhutan. Loài này sinh sống trong các môi trường ẩm ướt từ rừng ven sông, rừng cây, đồng cỏ, đầm lầy và có vai trò quan trọng trong đời sống-văn hoá của khu vực.

Đặc biệt, trâu nước châu Á sau khi được thuần hoá đã du nhập tới nhiều vùng đất khác nhau như Bắc Phi, Cận Đông, Australia, Brazil và Trung Mỹ.

Trâu châu Phi có tên khoa học là Synceros caffer, tên tiếng Anh là African Buffalo, kích thước thân hình dài từ 2,1-3m, sống chủ yếu ở khu vực châu Phi và miền Nam của sa mạc Sahara. Có hai chủng loại trâu châu Phi: Loài nhỏ hơn là trâu đỏ có tên khoa học là Synceros nanus, chỉ sống ở trong rừng, rất hiếm; loài Synceros caffer, đang được mô tả ở đây, là loài trâu sống ở vùng đồng cỏ không cây cối và một số vùng quê hiu quạnh.

Loài trâu này là một “chiến binh” đáng sợ, đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể tấn công mà không chờ bị khiêu khích. Trong chuyến du lịch tới châu Á cách đây 2 năm, Piumi Rajapaksha đã cùng nhóm bạn khám phá những điều thú vị về loài trâu mà cô từng xem trên một chương trình của National Geographic. Với Piumi Rajapaksha, trâu (loài vật đại diện cho năm 2021 theo quan niệm của người châu Á) có rất nhiều điểm thú vị:

 

Với người dân châu Á, trâu như một người bạn.

Biểu tượng của năm

Đầu tiên, Piumi Rajapaksha khám phá ra rằng, theo cách phân chia thời gian năm tháng ở châu Á, trâu cũng là một biểu tượng cho một năm. Trâu còn là một trong 12 con giáp gọi là (Sửu) ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn). Về tính âm dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực âm và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâu (Sửu) thuộc âm. Trâu cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp lúa nước và là con vật dùng vào việc lễ tế thần thánh.

Trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây, có cung Kim Ngưu. Còn người phương Đông đã tìm thấy và đặt tên cho bốn chòm sao, gồm 28 ngôi sao chính gọi là nhị thập bát tú, trong đó có sao Ngưu thuộc chòm sao Huyền Vũ nằm ở phương Bắc, ứng với hành thuỷ, thuộc về mùa Đông. Theo quan niệm của người phương Đông thì sao Ngưu, sao Đẩu là những ngôi sao sáng và thường được gắn cho những người có trí tuệ trác việt.

Cân nặng hơn ngàn kilogam

Piumi Rajapaksha miêu tả trên trang Culture Trip rằng trâu châu Á có bộ lông xám xịt, ngắn và cứng. Nếu sống trong môi trường tự nhiên, trâu có thể cao đến 2,1m và nặng khoảng 1.100kg. Những con được thuần dưỡng, nuôi ở trang trại thì được gọi là trâu nhà với thân hình nhỏ hơn, cân nặng từ 700-1.000kg. Cả hai loài trâu rừng và trâu nhà đều mang sừng nặng, vượt quá khích thước so với bất kỳ loài sinh vật nào khác.

 

Trâu rừng ở châu Á đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên, theo ghi chép của một số sách về sinh vật học ở châu Á, trâu rừng hiện còn sót lại rất ít ở vùng Tây Nguyên Việt Nam và vùng rừng rậm ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ… Với thân dài 3-3,5m, chiều cao từ 1,5 đến 1,8m, trọng lượng từ 800-1.000kg. Sừng trâu rừng dài khoảng 190cm, cong. Chúng thường đi ăn theo đàn và bình thường hiền lành nhưng khi gặp kẻ thù thì trở nên hung tợn.

Trâu nhà thì cũng có xuất xứ từ trâu rừng nhưng được con người thuần hóa cách nay hơn 3.000 năm và được xếp vào loài động vật guốc chẵn, thú có móng bằng, thuộc họ nhai lại. Trâu nhà có thân dài từ 2,5-3m, chiều cao từ 1,3-1,5m, trọng lượng từ 600-800kg. Mỗi chiếc sừng trâu nhà dài từ 60-120cm, khoảng cách giữa hai sừng là 50-90cm. Khi được 3 tuổi, trâu nhà đẻ lứa đầu, mỗi lứa chỉ đẻ một con. Trong suốt cả một đời, trâu nhà có thể đẻ từ 5 đến 6 lứa.

Máy kéo sống

Tại nhiều nơi ở châu Á, trâu nhà thường được gọi là “máy kéo sống của phương Đông” và được sử dụng để cày và vận chuyển đồ. “Một cách bất thường, âm thanh phát ra từ một con trâu nước giống như tiếng ồn “quẩy”. Chúng đã hỗ trợ nhân loại tồn tại bằng thịt, sừng và da của mình.

Trâu cũng được sử dụng trong các lễ hội chiến đấu và đua xe vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay”, Piumi Rajapaksha cho biết. Đối với những người nông dân nghèo ở châu Á, trâu vô cùng quý giá và được kính trọng, thường được coi như thành viên trong gia đình. Người ta thường có câu: “Chồng cày, vợ gieo, trâu kéo cày, là bạn của con”.

Da trâu có thể mang lại may mắn

Trong môi trường tự nhiên, trâu thường bơi trong nước để tìm kiếm thức ăn là cây sậy, bèo. Trâu nhà thì tùy vào hình thức chăn nuôi thì có loại thức ăn riêng hoặc có các loại cỏ khô, rơm, cỏ, sắn, bã mía, dứa… Trong điều kiện nuôi nhốt, trâu cái cần mang thai gần 1 năm (khoảng 330 ngày) và bê con mất 3 năm mới trưởng thành về mặt giới tính. Một cá thể trâu đực mạnh khỏe có thể lấy giống cho 100 con cái trong một năm. Màu da của chúng thay đổi từ xám tro đến đen. Đầu đuôi rậm rạp; các móng guốc lớn và rải rác.

Cặp sừng cong trên đầu trâu, loại sừng rỗng, được sử dụng để mở đường qua các tầng cây thấp hoặc dùng đào đất lên thành các hố bùn để tắm, dầm mình. Trâu không có răng nhưng cách lông mọc trên da mỗi con lại được xem như cách để lấy may đối với người chủ. Nếu lông mọc đều, tạo thành hình đối xứng trên mình trâu, điều đó có nghĩa là may mắn và sức khỏe tốt.

Thích nghi với môi trường đầm lầy

Trâu là những sinh vật hiền lành và dễ thuần hóa. Chúng cỏ và ăn cỏ, thảo mộc và các thảm thực vật khác. Trâu dành phần lớn thời gian để ngập trong vũng nước bùn của các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Chúng có móng rộng để ngăn việc bị chìm quá sâu trong bùn và cho phép chúng di chuyển trong các vùng đất ngập nước và đầm lầy. Nước cũng giúp chúng giữ mát và cách thông thường nhất mà trâu nước vùng nhiệt đới hay dùng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể là lăn trong bùn.

Theo lý giải của các nhà khoa học, bùn đóng vai trò như một rào cản vật lý để bảo vệ trâu nước khỏi bị côn trùng cắn. Thứ nữa là khi nước bốc hơi khỏi bùn trên da cũng giúp da trâu tránh được ánh nắng trực tiếp, bảo vệ trâu khỏi hơi nóng và tác hại của tia cực tím. Khi bị săn hoặc bị đe dọa tính mạng, trâu có thể chạy với tốc độ tối đa gần 50km/h.

Thực phẩm bổ dưỡng

Thống kê cho thấy, 95,8% số lượng đàn trâu trên thế giới thuộc châu Á. Trâu đóng góp gần 100 triệu tấn sữa và 4 triệu tấn thịt cho ngành thực phẩm thế giới. Người châu Á thường nuôi trâu để cáy kéo, khi già mới làm thịt nhưng thực ra, thịt trâu có giá trị dinh dưỡng không khác gì thịt bò và có màu đỏ hơn thịt bò vì nhiều sắc chất hơn, nhưng mỡ thì trắng và có ít trong thịt.

Khả năng cho sữa của trâu cũng rất tuyệt vời cả về sản lượng và chất lượng. Ở các nước như Ấn Độ và Ai Cập, trâu cho sản lượng 680 – 800kg trong một chu kỳ sữa. Trâu ở một số nước Đông Nam Á thì cho ít sữa hơn. Các sản phẩm làm từ sữa trâu cũng đa dạng hơn sữa bò như bơ, dầu bơ, phomat cứng và mềm, sữa đặc, kem, sữa chua.

Ảnh đầu bài: Trâu rừng Philippines

Hương Nho (Báo Công an Nhân dân)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *