“Tử Ngưu Thi ” hay “Bài thơ về con Trâu chết”

“Tử Ngưu Thi ” hay “Bài thơ về con Trâu chết”: Tào Thực và Tào Phi là hai con trai của Tào Tháo. Cả hai có tài về văn chương nhưng người em Tào Thực lại xuất sắc hơn và được Cha ưu ái nên luôn bị Anh là Tào Phi ghen ghét. Sau khi trở thành Hoàng Đế, trong một lần yến hội, Tào Phi bắt Tào Thực phải hoàn thành một bài thơ trong 7 bước đi, nếu không làm được sẽ bi trị tội. Tào Thực đã đáp ứng được yêu cầu của Vua Anh với một bài thơ có nội dung hết sức cảm động. Sau nầy được nhiều người biết đến với cái tên là “Thất Bộ Thỉ “(bài thơ 7 bước):

"Tử Ngưu Thi " hay "Bài thơ về con Trâu chết"
“Tử Ngưu Thi ” hay “Bài thơ về con Trâu chết”

-Chử đậu nhiên đậu kỳ,
-Đậu tại phủ trung khấp.
-Bản thị đồng căn sinh.
-Tương tiên hà thái cấp.
Tạm dịch :
-Thân đậu nấu hạt đậu,
-Ở trong nồi đậu khóc.
-Cùng một cội sinh ra .
-Đốt nhau sao quá gấp. .

Không hại được Tào Thực, Tào Phi vô cùng bực tức ngấm ngầm tìm cơ hội khác. . Vào một ngày đẹp trời, Tào Phi lịnh cho Tào Thực cùng du ngọan với mình. Khi ra đến ngoại ô bỗng thấy nơi bìa làng có hai con trâu đang dùng sức húc nhau rất quyết liệt. Tào Phi ra lệnh cho đoàn quân dừng lại để xem. Cuối cùng một con bị đẩy lui, rồi phút chốc bị rơi xuống một cái giếng nước bên đường, chết chìm trong nước. Tào Phi cười ha hả tỏ vẻ thích thú , rồi hạ chiếu thư bảo Tào Thực sáng tác một bài thơ 40 chữ về sự việc vừa mới diễn ra , với qui định không được dùng 4 chữ ngưụ (Trâu), Tỉnh (giếng), đấu (đánh nhau) và tử (chết). Một qui định nữa cũng hết sức ngặt nghèo là phải sáng tác ngay trên lưng ngựa , trong khoảng thời gian không quá một trăm bước đi của ngựa. Nếu không làm được sẽ bị xử trảm.

Cầm chiếu thư, Tào Thực vô cùng bực tức, không ngờ Tào Phi vẫn chưa từ bỏ âm mưu hãm hại mình. Tuy vậy Tào Thực vẩn bình tĩnh thực hiện, đồng thời cũng muốn nhân cơ hội này bộc bạch tâm sự của mình trước người Anh vô tình, bất nghĩa , Ra hiệu cho ngưa tiến lên trước , hướng về phía đồng ruộng , nhưng chưa đầy một trăm bước, Ông quay ngựa trở lại cất cao giọng ngâm:

Lưỡng nhục tề đạo hành, ,
Đầu thượng đới hoành cốt.
Hành chí tín thổ đầu,
Luật khởi lưỡng đưởng đột.
Nhị địch bất câu cương,
Nhất nhục ngọa thổ quật.
Phi thị lực bât như,
Thịnh ý bất đắc tiết .

Tạm dịch :
Hai cục thịt (trâu) cùng đường,
Đầu đội những khúc xương (sừng).
Đến chỗ đất bị trũng (giếng),
Bỗng xùng lên đùng đùng (húc nhau).
không quá cứng như nhau,
Một cục rơi nằm hố.
Phải đâu vì thua kém,
chỉ tại lòng tốt thôi!
không muốn dốc hết sức
Tránh thương vong cả đôi.

Tào Phi nghe xong, tuy bề ngoài tỏ vẻ thán phục tài nghệ của Tào Thực nhưng mối hận trong lòng không hề giảm. Mặc dù hết sức cay cú trước những ý nghỉ cao thượng, đầy vị tha của Tào Thực thể hiện vô cùng khéo léo ở hai câu cuốii, Tào Phi không thể kết tội Tào Thực. Suy nghĩ miên man , không còn lòng dạ nào tiếp tục cuộc du ngoạn, Tào Phi chỉ còn cách hạ lệnh hồi cung.

Bài thơ này về sau được gọi “Tử Ngưu Thi ” nghĩa là “Bài thơ về con Trâu chết”.

Hoàng Nghĩa  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *